Đại bàng và Gà

Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy.

Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời.

"Ồ - đại bàng kêu lên - Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó".

Bầy gà cười ầm lên: "Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao".

Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Đó là điều đại bàng cuối cùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết.

Trong cuộc sống cũng vậy: Nếu bạn tin rằng bạn là một người tầm thường, bạn sẽ sống một cuộc sống tầm thường vô vị, đúng như những gì mình đã tin. Vậy thì, nếu bạn đã từng mơ ước trở thành đại bàng, bạn hãy đeo đuổi ước mơ đó... và đừng sống như một con gà!

Nguồn: Internet

9 điều không được làm nếu bạn muốn thành công

Tất cả mọi người đều muốn có cuộc sống hạnh phúc và thành công. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để đạt được điều này.

Dưới đây là 9 điều bạn không được làm nếu muốn thành công, theo Life hack:

1. Dừng mơ tưởng về những điều hoàn hảo

Thông thường, mọi người hay thất vọng khi kỳ vọng quá nhiều và thường bị căng thẳng, ức chế với những thứ vụn vặt, đánh mất mình vì một việc làm sai trái, quên đi cái tôi cá nhân của bản thân.

Đây là những điều sai lầm, bạn nên tránh nếu muốn thành công. Bạn cần biết, trong cuộc sống luôn tồn tại những mặt trái, điều hạn chế và không bao giờ có chuyện hoàn hảo.

Jennifer Shrader Lawrence là nữ diễn viên điện ảnh người Mỹ với tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã sớm gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và là một trong những tên tuổi nổi bật nhất Hollywood hiện nay.

Nhiều người không biết cô từng bị từ chối khi đi casting vai diễn trongChạng vạng. Cô cũng không tham gia học bất kỳ lớp đào tạo diễn xuất nào.

Jennifer Shrader Lawrence chỉ diễn bằng khả năng của chính mình và cố gắng làm việc hết sức có thể.

Thực tế, cô không phải người hoàn hảo và cũng không quá mong chờ vào những điều như vậy. Cô từng thất bại, tuy nhiên sau mỗi lần như vậy, Jennifer biết đứng lên, rút kinh nghiệm để đạt được thành công.

2. Không nhận lời làm những điều mình không thể

Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp bạn đạt được thành công.

Trong cuộc sống, mỗi người đều có nhiều mối quan hệ khác nhau và họ thường muốn làm hài lòng tất cả. Tuy nhiên, thực tế, điều này rất khó.

Nhiều người rất dễ bị lợi dụng. Nếu bạn cảm thấy khả năng của mình có hạn thì không nên đồng ý giúp người khác, đừng sợ và e ngại bởi khi đã đồng ý mà không làm được còn khiến người đó gặp nhiều vấn đề hơn.

Hãy nói “không” khi bạn cảm thấy điều đó không tốt hoặc không thể thực hiện.

Ví dụ Margaret Hilda Roberts được biết đến như nữ thủ tướng đầu tiên của nước Anh và là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thế kỷ 20.

Trong lĩnh vực chính trị, bà được mệnh danh là “bà đầm thép”. Tuy nhiên, trong sự nghiệp, đôi khi bà cũng rơi vào tình trạng cô lập khi phản đối những chính sách kinh tế và chính trị không tốt.

3. Dừng ngay việc độc thoại một mình

Tất cả mọi người có lẽ từng trải qua cảm giác ức chế, khó chịu, có những suy nghĩ tiêu cực khi thất bại, bị sa thải hoặc nghe ai đó nói xấu mình. Nhiều người tự trách bản thân trong suốt thời gian dài.


Tự trách bản thân không giúp bạn thành công. 

Tại một thời điểm nào đó, đây có thể là điều nên làm. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề, bạn không nên làm vậy. 

Bạn hãy nhìn vào gương, nghĩ và nói những điều tốt đẹp của chính mình, thừa nhận điểm không tốt và cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân. 

Steve Jobs là minh chứng rất điển hình cho điều này. Ông được mọi người biết đến là doanh nhân và nhà sáng chế thành đạt người Mỹ. Để có được thành công như hiện nay, ông đã trải qua rất nhiều lần vấp ngã. 

Tuy nhiên, ông luôn suy nghĩ tích cực, nhìn nhận lại vấn đề và nỗ lực tìm ra giải pháp để thực hiện kế hoạch của mình. Thật bại không phải là điều thật sự đáng sợ, quan trọng bạn phải biết cố gắng, chăm chỉ quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra. 

4. Dừng việc sống buông thả, chỉ biết ngày hôm nay 

Những người thành công sẽ hiểu được tầm quan trọng của kế hoạch tốt. Họ xác định được mục tiêu, vạch ra giải pháp để đạt được điều đó. 

Họ chắc chắn sẽ thực hiện và biết dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn và hướng về tương lai. Hãy suy nghĩ về những điều bạn muốn đạt được trong năm nay, trong 10 và 15 năm nữa. 

Neil deGrasse Tyson là nhà vật lý thiên văn, vũ trụ học và phát ngôn khoa học người Mỹ. 

Nhờ niềm đam mê khám phá về vũ trụ và khoa học từ lúc 9 tuổi, ông đã học tập rất chăm chỉ. Cuối cùng, ông được nhận vào ĐH Harvard, chuyên ngành Vật lý và đạt được những thành công như hiện nay. 

5. Không bỏ qua mục tiêu đã vạch ra 

Thành công chỉ đến với những ai biết cố gắng hết mình. Một phần của sự nỗ lực đó xuất phát từ mục tiêu. 

Chắc hẳn mọi người đều biết, thành công không thể đến nếu chỉ biết sống cho ngay hôm nay. Điều quan trọng là bạn phải biết đặt ra những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn để theo dõi quá trình làm việc cũng như tìm thấy động lực cố gắng. 
Muốn thành công, bạn không được bỏ qua những mục tiêu mình đã đặt ra. 

Alan Turing là nhà toán học, logic học và mật mã học người Anh, thường được xem như cha đẻ của ngành khoa học máy tính. Để đạt được thành công, ông cũng gặp phải rất nhiều thách thức như không có khả năng đồng cảm với người khác, bị buộc tội là người không đứng đắn. 

Mặc dù vậy, ông vẫn quyết tâm thực hiện mơ ước, dùng máy tính giải mã điện mật Enigma cách đây 64 năm, cứu sống 14 triệu người và góp phần không nhỏ vào việc kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2. 

6. Không sống tách biệt với mọi người

Thực tế, những người thành công thường biết cách kết nối với mọi người, tìm được sự cân bằng trong cuộc sống. 

Họ sống chan hòa, giàu tình cảm với những người thân, bạn bè và gia đình. Hơn thế, họ còn biết đặt ra những mục tiêu lớn cho tương lai, biết bản thân cần gì. 

Chính vì vậy, họ biết cách phối hợp với mọi người để đạt được mục tiêu mình đề ra. Không ai có thể sống hạnh phúc và thành công nếu tách biệt, không giao lưu với những người xung quanh. 

Trong một bài báo gần đây của tạp chí Forbes, nhiều nhà lãnh đạo thường cảm thấy cô đơn. Tuy nhiên, cũng có 25 nhà lãnh đạo lĩnh vực kinh tế có rất nhiều mối quan hệ tốt đẹp. 

Một mình làm, công việc cũng có thể hoàn thiện. Nhưng nếu muốn thành công, bạn phải biết cách chia sẻ với bạn bè, người thân... 

7. Ngừng việc so sánh bản thân với người khác 

Những người thành công không bao giờ so sánh bản thân mình với người khác. Họ chỉ tập trung phát triển thế mạnh và thực hiện mục tiêu của mình. 

Tuy nhiên, họ biết phân tích điểm mạnh, điểm yếu của những người họ ngưỡng mộ để rút ra bài học cho bản thân. 

Taylor Swift là một trong những ca sĩ thành công và nổi tiếng nhất hiện nay. Để có được thành công, trước đó, cô chỉ đi hát ở những địa điểm nhỏ và hàng cafe. 

Cô cũng bị nhiều người nghi ngờ về khả năng hát của mình, có người cho rằng cô hát nhép. Tuy nhiên, nhờ vào niềm đam mê và sự tự tin, cô đã vượt qua chính mình, tự sáng tác, trình bày những ca khúc đó và trở thành người nổi tiếng như ngày hôm nay. 

8. Không sống với quá khứ 

Những người thành công biết rút ra bài học từ thất bại, áp dụng điều này vào cuộc sống hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, họ không sống với quá khứ. 

Muốn thành công, không phụ thuộc vào quá khứ, không đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “ngày hôm qua bạn là ai”, mà phải biết mình là ai của ngày hôm nay, những dự định trong tương lai của bản thân. 

Thomas Edison là minh chứng rất cụ thể cho điều này. Nếu ông từ bỏ những sáng kiến của mình sau mỗi lần thất bại, có lẽ ông đã không đạt được điều mình muốn. 

Thất bại dạy chúng ta rất nhiều điều, giúp ta nhìn nhận những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Thất bại không có nghĩa là mất tất cả, bạn phải biết chọn thái độ và cách đối diện kiểm soát cảm xúc của mình, luôn tiến về về trước. 

9. Không dung túng người thiếu trung thực 

Những người thành công đánh giá người khác qua đặc điểm và món quà dành cho mình. 

Họ không làm hại ai hoặc hạ thấp, coi thường những người không cùng quan điểm với mình. Họ mở rộng nhiều mối quan hệ, song lại biết khi nào nên tiến và khi nào nên dừng lại. 

Con người có thể khoan dung, bỏ qua những lỗi lầm, sai trái. Tuy nhiên, bạn cần biết cái gì cũng có giới hạn. 

Những người thành công không chấp nhận lừa dối và phản bội, họ cần sự chân thành và yêu thương. 

Nguồn: zing.vn

Những phẩm chất cần thiết cho người đi xin việc

Khi bạn đi phỏng vấn xin việc, không chỉ đơn thuần là vào trả lời những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra, mà bạn phải còn thể hiện được những phẩm chất cần thiết để gây ấn tượng trong mắt các nhà tuyển dụng.
1. Sẵn sàng học hỏi
Mới vào xin việc chẳng có ứng viên nào tự dám khẳng định là mình hoàn thiện về mọi mặt trong công việc sắp tới. Vì vậy, bạn nên luôn nhớ điều đó và sẵn sàng lắng nghe và học hỏi.

2. Nhiệt huyết
Trước mắt bạn là nhà tuyển dụng, hãy kể với họ về một thành tích trước đây của mình để minh họa việc bạn đã vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc.
Chẳng hạn: Bạn vừa vào cơ quan được vài tháng, Giám đốc điều hành trực tiếp của bạn phải đi công tác nước ngoài đột xuất, bạn đã không quản ngại khó khăn (làm thêm ngoài giờ, gặp gỡ và thương lượng với đối tác, tìm tòi phương pháp tiếp cận đối tác mới… ).
3.Trung thực
Yếu tố này vô cùng quan trọng của một nhân viên, hãy đảm bảo rằng bạn không nghĩ xấu về người chủ trước đây hiện nay. Điều này làm cho bạn được tôn trọng và kính nể ngay cả khi bạn chưa được nhận là nhân viên của Công ty mới.

4. Kỹ năng giao tiếp
Chẳng có một công thức giao tiếp nào áp dụng được cho tất cả mọi người cả. Bạn hãy “tuỳ cơ ứng biến” để làm sao nhà tuyển dụng “tâm phục khẩu phục” và chứng minh cho họ thấy rằng bạn là người lý tưởng trong giao tiếp, thành công trong công việc.
5. Khả năng hoà hợp với người khác
Chẳng hạn, bạn được hẹn đến phòng Nhân sự của Công ty để phỏng vấn. Hôm đó, nhân viên trực phòng đột xuất không đến được. Bạn và một số ứng viên khác được người phỏng vấn mời ngồi tạm trong phòng lễ tân để thực hiện ngay cuộc phỏng vấn. Bạn hãy sẵn sàng chọn một chỗ ngồi như mọi người và thoải mái tham gia phỏng vấn. Đừng tỏ ra là người kiêu ngạo và khó hòa hợp.

6. Một thái độ tích cực
Đừng phàn nàn về công việc hay người chủ cũ ngay cả khi bạn được đề nghị làm việc này. Bạn càng nói tốt về công việc trước đây bao nhiêu thì bạn càng được đánh giá tốt bấy nhiêu.

7. Uy tín cá nhân
Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng biết là bạn đã từng được đánh giá cao ở công ty cũ bằng việc kể ngắn gọn những phần thưởng hay sự đề bạt mà người chủ cũ dành cho bạn. Điều đó sẽ làm tăng giá trị của bạn đấy.

8. Tự tin, bình tĩnh, điềm đạm
Đây là tố chất luôn luôn cần, từ những buổi phỏng vấn đầu tiên cho đến khi bạn được nhận vào làm việc tại công ty. Nó giúp bạn giải quyết được mọi vấn đề một cách ổn thoả nhất. Và tất nhiên, công việc của bạn sẽ được hoàn thành một cách hữu hiệu.
Nguồn: Internet

Bài học từ Hươu cao cổ

Khi sinh con, hươu mẹ không nằm mà lại đứng; và như vậy hươu con chào đời bằng một cú rơi hơn 3 mét xuống đất và nằm ngay đơ. Rồi hươu mẹ làm một việc kỳ lạ: đá hươu con cho đến khi nào chú ta chịu đứng dậy mới thôi. Khi hươu con mỏi chân và nằm, hươu mẹ lại thúc chú đứng lên. Đến lúc hươu con đã thực sự đứng được, hươu mẹ lại đẩy chú ngã xuống để chú phải nỗ lực tự mình đứng dậy lần nữa.
Điều này nghe có vẻ lạ với chúng ta, nhưng lại thực sự cần thiết cho hươu con bởi vì hươu con cần phải tự đứng được để có thể tồn tại với bầy đàn, nếu không hươu con sẽ trơ trọi với cuộc đời và trở thành miếng mồi ngon cho thú dữ.

Chúng ta cũng thế, thật dễ nản chí khi mọi việc đều trở nên tồi tệ. Nhưng cho dù đang phải đối mặt với nhiều gian khổ thì ta vẫn phải giữ vững niềm tin. Hãy luôn nhớ rằng mỗi khi ta phải đối mặt với nghịch cảnh, trong ta luôn có một sức mạnh tiềm ẩn.

Đừng bao giờ để thất bại quật ngã mà hãy để nó trở thành thầy dạy của chúng ta. Đây chính là bí quyết để thành công. Người ta không thua khi bị đánh bại mà chỉ thua khi đầu hàng. Thomas Edison đã nói: "Tôi không bao giờ nản chỉ vì đối với tôi mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ".

Nguồn: Internet

Cà phê muối

Chàng trai gặp cô gái ở một buổi tiệc. Cô rất xinh đẹp, quyến rũ và đến hơn nửa số người trong buổi tiệc đều để ý đến cô. Trong khi chàng trai chỉ là một người rất bình thường, không ai buồn nhìn tới. Cuối cùng, khi buổi tiệc gần kết thúc, chàng trai ngượng ngịu mời cô gái uống cà phê với mình. Cô gái rất ngạc nhiên, nhưng vì lời mời quá lịch sự nên cô đồng ý. Họ ngồi ở một chiếc bàn nhỏ trong góc phòng tiệc, nhưng chàng trai quá lo lắng, mãi không nói được lời nào, làm cho cô gái cũng cảm thấy bất tiện.

Bỗng nhiên, chàng trai gọi người phục vụ:
- Xin cho tôi ít muối để tôi cho vào cà phê !
Mọi người xung quanh đều hết sức ngạc nhiên và nhìn chăm chăm vào chàng trai. Chàng trai đỏ mặt, nhưng vẫn múc một thìa muối cho vào cốc cà phê và uống.

Cô gái tò mò:
- Sao anh có sở thích kỳ quặc thế ?
- Khi tôi còn nhỏ, tôi sống gần biển - Chàng trai giải thích - Khi chơi ở biển, tôi có thể cảm thấy vị mặn của nước, giống như cà phê cho muối vào vậy ! Nên bây giờ, mỗi khi tôi uống cà phê với muối, tôi lại nhớ tới tuổi thơ và quê hương của mình.

Cô gái thực sự cảm động. Một người đàn ông yêu nơi mình sinh ra thì chắc chắn sẽ yêu gia đình và có trách nhiệm với gia đình của mình. Nên cô gái cởi mở hơn, về nơi cô sinh ra, về gia đình ... Trước khi ra về, họ hẹn nhau một buổi gặp tiếp theo.

Qua những lần gặp gỡ, cô gái thấy chàng trai quả là một người lý tưởng: rất tốt bụng, biết quan tâm ... Và cô đã tìm được người đàn ông của mình nhờ cốc cà phê muối.
Câu chuyện đến đây vẫn là có hậu, vì "công chúa" đã tìm được "hoàng tử", và họ cưới nhau, sống hạnh phúc.

Mỗi buổi sáng, cô gái đều pha cho chàng trai - nay đã là chồng cô - một cốc cà phê với một thìa muối. Và cô biết rằng chồng cô rất thích như vậy. Suốt 50 năm, kể từ ngày họ cưới nhau, bao giờ người chồng cũng uống cốc cà phê muối và cảm ơn vợ đã pha cho mình cốc cà phê ngon đến thế.


Sau 50 năm, người chồng bị bệnh và qua đời, để lại cho người vợ một bức thư:

"Gửi vợ của anh

Xin em hãy tha thứ cho lời nói dối suốt cả cuộc đời của anh. Đó là lời nói dối duy nhất - về cốc cà phê muối. Em có nhớ lần đầu tiên anh mời em uống cà phê không ? Lúc đó anh đã quá lo lắng, anh định hỏi xin ít đường, nhưng anh lại nói nhầm thành muối. Anh cũng quá lúng túng nên không thể thay đổi được, đành phải tiếp tục lấy muối cho vào cốc cà phê và bịa ra câu chuyện về tuổi thơ ở gần biển để được nói chuyện với em. Anh đã định nói thật với em rất nhiều lần, nhưng rồi anh sợ em sẽ không tha thứ cho anh. Và anh đã tự hứa với mình sẽ không bao giờ nói dối một lời nào nữa, để chuộc lại lời nói dối ban đầu.

Bây giờ anh đã đi thật xa rồi, nên anh sẽ nói sự thật với em. Anh không thích cà phê muối, nhưng mỗi sáng được uống cốc cà phê muối từ ngày cưới em, anh chưa bao giờ cảm thấy tiếc vì anh đã phải uống cả. Nếu anh có thể làm lại từ đầu, anh vẫn sẽ làm như thế để có thể có được em, và anh sẽ uống cà phê muối suốt cả cuộc đời."

Khi người vợ đọc xong lá thư cũng là khi lá thư trong tay bà ướt đẫm nước mắt. Nếu bạn hỏi người vợ rằng: "Cà phê muối vị thế nào ?", chắc chắn bà sẽ trả lời: "Ngọt lắm !!".
Nguồn: Internet

Bó cỏ và con lừa bài toán quản trị không phải ai cũng giải được

“Bó cỏ của con lừa” và câu hỏi quản trị muôn thuở: Không tăng lương, làm sao để nhân viên vẫn hăng say làm việc?
Ai cũng có tâm lý, cho lừa ăn ít cỏ nhưng muốn nó chở nhiều. Tuy nhiên, ngay cả khi có nhiều cỏ trong tay thì việc cho lừa ăn như thế nào cũng là việc cần tư duy và nghệ thuật!
Tạo động lực làm việc cho nhân viên vẫn luôn là vấn đề quan tâm của tất cả các nhà quản lý, làm sao để nhân viên làm việc hiệu quả hơn, với nguồn tài nguyên hữu hạn.
Tuy nhiên có lẽ mãi sau này người ta mới phát minh ra chuyện tạo “động lực làm việc” chứ ban đầu thì đề tài ngắn lắm, chỉ là: “Việc đây, có chừng này người, mai xong nhé!”
Rồi đúng hẹn, việc xong. Và hôm sau: “Việc đây, vẫn thế, bớt đi một người nhé! Vẫn mai xong”. Việc vẫn thế, vẫn đúng hẹn. Nhưng hơi mệt.
Cứ thế, thỉnh thoảng lại bớt đi một người mà việc vẫn thế. Nên càng ngày càng mệt hơn.
Nguyên do mọi chuyện là tâm lý của kẻ nuôi lừa: bình thường cho lừa ăn 3 bó cỏ để kéo xe, có hôm bỗng dưng thiếu cỏ, chỉ có 2 bó mà vẫn kéo xe bình thường. Ơ thế là ăn 3 bó làm gì nhỉ? Rồi sau nữa chỉ còn 1 bó vẫn kéo được. Thế thì cần gì ăn? Cắt hết luôn.
Ai cũng có tâm lý của kẻ nuôi lừa nên chỉ muốn được nhiều mà mất ít. Chỉ đến khi lừa lăn ra chết mới phát hiện ra muốn lừa kéo được xe thì phải cho nó ăn, nhiều ít thế nào chưa biết nhưng không thể bắt nó nhịn mà kéo xe được. Sau khi thông minh hơn một chút thì người ta đặt câu hỏi khác đi: Cần cho lừa ăn ít nhất bao nhiêu bó cỏ thì nó vẫn kéo được xe? Rõ là thông minh hơn hẳn và đó là bài toán cần phải giải.
Đây là bài toán căn bản nhất của quản trị: đạt mục tiêu với mức tiêu tốn tài nguyên thấp nhất. Với một lượng cỏ đã biết, làm thế nào để lừa kéo xe khỏe nhất? Câu hỏi này quen thuộc hơn.
Maslow, Herzberg (*) là những cái tên được nhắc đi nhắc lại khắp nơi mỗi khi người ta buộc phải đặt vấn đề về động cơ làm việc của con người.
Câu hỏi nghiên cứu của các ông ấy đặt ra có lẽ chỉ đơn giản là: Làm thế nào để khiến cho công nhân làm việc hăng say hơn trong khi vẫn trả chừng đó lương?
Phát triển câu hỏi thêm một bước, các ông nhận ra rằng người công nhân sẽ làm việc hăng say hơn nếu họ cảm thấy vui hơn, hài lòng hơn, thỏa mãn hơn với những gì nhận được.
Tiếp tục nghiên cứu xa hơn nữa thì các ông cho rằng nếu đưa cho người công nhân đúng cái họ đang cần thì họ sẽ vui hơn, hài lòng hơn, thỏa mãn hơn, từ đó có thể là họ sẽ làm việc tích cực hơn.
Đến đây thì xuất hiện vấn đề trọng yếu: “Cái họ đang cần” là cái gì? Nếu hỏi người công nhân thì họ sẽ nói: “Em đang cần lương! Cứ trả lương càng nhiều là em vui ngay, đừng loay hoay nghiên cứu làm gì cho mệt!”
Lúc này thì bà toán gốc có nguy cơ bị vỡ, vì giải pháp chi là trả nhiều lương cho công nhân thì Maslow và Herzberg rất không đáng được nhận lương. May mắn cho những người trả lương là không phải ai cũng muốn lương nhiều, không phải lúc nào công nhân cũng đi làm vì lương. Maslow và Herzberg đã được nhận lương sau khi đưa ra kết luận đó, nó là kết luận được mong chờ.
Nói thế cho vui, thật ra các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, động cơ khiến người công nhân làm việc hăng say hơn bao gồm nhiều thứ chứ không đơn nhất. Người thì phân cấp như Maslow, người thì chia nhóm như Herzberg, nhưng chung quy lại, các động cơ được nhắc đến đều bao gồm… lương! Kết luận thứ nhất, mà sẽ không có thứ hai: nói gì thì nói, cứ phải là lương cái đã!
Toán học một chút: lương là điều kiện cần, còn một loạt các thứ khác là điều kiện đủ để người công nhân hăng say làm việc. Bi kịch là không có lương thì không ai làm gì cả, nhưng có lương thì cũng chưa chắc người ta đã làm việc. Ở đây hiểu theo nghĩa là làm ra kết quả rõ ràng, chứ làm chỉ để làm thì… ai cũng đang làm cả, trong mọi hoàn cảnh.
Cho nên, nhiệm vụ của người quản lý không chỉ đảm bảo điều kiện cần mà còn phải đảm bảo cả các điều kiện đủ.
bai-toan-quan-tri-2Ngoài lương, người công nhân còn quan tâm đến gì nữa? Nếu đặt câu hỏi này với một người cụ thể thì câu trả lời sẽ khá dài, bởi thực tế, mong muốn và mối bận tâm của con người là vô hạn và liên tục thay đổi theo hoàn cảnh. May mắn là chúng ta đã có Maslow và Herzberg cũng những kết quả nghiên cứu của các ông. Nếu theo dõi, chúng ta có thể nhận thấy các tổng kết đó nhắc đến môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, sự nhìn nhận của những người xung quanh, phần thưởng (cả vật chất và tinh thần).
Nếu như điều kiện cần đã được nhắc đến ở trên là lương thì điều kiện đủ lại trừu tượng hơn, nên để tạo ra chúng vừa dễ mà vừa khó. Dễ ở chỗ ai cũng có thể nói là mình đã tạo ra đủ rồi, còn lại là do cảm nhận của người khác. Khó là bởi chính người muốn tạo ra chúng cũng không biết làm thế nào là đúng. Chính vì vậy, ở đây cần rất nhiều sự khéo léo và kinh nghiệm.
Từ quan điểm của nhân viên, thì các điều kiện đủ là những thứ mà họ rất muốn nhưng lại không dám hi vọng, vì khả năng mà người quản lý không đáp ứng được là rất cao. Bởi hứa và thất hứa vẫn là chuyện mà ông sếp nào cũng gặp trong đời, thật ra là gặp rất thường xuyên.
Xem ra tình hình có vẻ rối. Có người sẽ bảo: “Quan tâm làm gì! Việc đấy, lương đấy, làm tốt thì làm, không làm thì… nghỉ”. Không ai có thể phản bác lại quan điểm này bởi nó chẳng có gì sai trái, thậm chí còn chứng minh hiệu quả thuyết phục ở khá nhiều môi trường khác nhau.
Chỉ có điều, con người không phải là cái máy với các cơ phận, mà lại là một thực thể vô cùng tế nhị, và ở một mức độ nào đó là khá… mong manh. Cho nên, cứng rắn hay mềm mỏng với họ cũng buộc phải rất tế nhị, nếu không muốn trả giá.
Ngay cả khi có nhiều cỏ trong tay thì việc cho lừa ăn như thế nào cũng là việc cần tư duy và nghệ thuật!
(*) Thuyết hai nhân tố của Herzberg
Frederick Herzberg là nhà tâm lý học người Mỹ, cha đẻ của thuyết hai nhân tố. Học thuyết này đã và đang được các nhà quản lý doanh nghiệp áp dụng rộng rãi.
Các nhà quản lý thường cho rằng đối ngược với thỏa mãn là bất mãn và ngược lại. Nhưng, Herzberg lại cho rằng đối nghịch với bất mãn không phải là thỏa mãn mà là không bất mãn và đối nghịch với thỏa mãn không phải là bất mãn mà là không thỏa mãn.
Phát hiện của Herzberg đã tạo ra một sự ngạc nhiên lớn vì nó đã đảo lộn nhận thức thông thường.
Các nhân tố liên quan đến sự thỏa mãn đối với công việc được gọi là nhân tố động viên (Motivator) – nhân tố bên trong. Các nhân tố liên quan đến bất mãn được gọi là các nhân tố duy trì (Hygiene Factors) – nhân tố bên ngoài.
Các nghiên cứu của Herzberg đã cung cấp dữ liệu để ông đã đề xuất mô hình hai nhân tố:
– Nhân tố không hài lòng (demotivate factor): là tác nhân của sự không hài lòng của nhân viên trong công việc tại một tổ chức bất kỳ, có thể là do:
Chế độ, chính sách của tổ chức đó
Sự giám sát trong công việc không thích hợpCác điều kiện làm việc không đáp ứng mong đợi của nhân viênLương bổng và các khoản thù lao không phù hợp hoặc chứa đựng nhiều nhân tố không công bằngQuan hệ với đồng nghiệp “có vấn đề”Quan hệ với các cấp (cấp trên, cấp dưới) không đạt được sự hài lòng
– Nhân tố hài lòng (motivator factor): là tác nhân của sự hài lòng trong công việc:
Đạt kết quả mong muốn (achievement)
Sự thừa nhận của tổ chức, lãnh đạo, của đồng nghiệp (recognition)Trách nhiệm (responsibility)Sự tiến bộ, thăng tiến trong nghề nghiệp (advancement)Sự tăng trưởng như mong muốn (growth)
(*) Tháp nhu cầu của Maslow
Tháp nhu cầu của Maslow được nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivation, là một trong những lý thuyết quan trọng nhất của quản trị kinh doanh, đặc biệt là các ứng dụng cụ thể trong quản trị nhân sự và quản trị marketing .
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs).
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ… Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, an toàn, vui vẻ, địa vị xã hội , sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân…
bai-toan-quan-tri-3
(Bài viết tham khảo nội dung trong cuốn sách “Quản trị học vui vẻ” của tác giả Vũ Thái Hà).
(từ cafebiz)

20 bức ảnh phơi bày hiện thực xã hội

Loạt tranh minh họa đậm chất châm biếm của họa sĩ người Ba Lan Paweł Kuczyński sẽ khiến bạn không ngừng suy nghĩ về bản thân và thế giới xung quanh.
Từ khi nào giới trẻ lại trở thành “nô lệ” của Pikachu?
thực trạng xã hội, Bài chọn lọc,
Phụ nữ hiện đại phải đối mặt với nhiều khó khăn và cám dỗ trên nấc thang sự nghiệp.
thực trạng xã hội, Bài chọn lọc,
Bi kịch cuộc đời những người dưới đáy xã hội là thành quả lao động của họ được dùng để làm lợi cho kẻ giàu có.
thực trạng xã hội, Bài chọn lọc,
Mạng xã hội là phương tiện giúp con người tìm kiếm bạn đời xuyên không gian và thời gian.
thực trạng xã hội, Bài chọn lọc,
Theo Bright Side, thay vì nỗ lực chinh phục thế giới tri thức, nhiều người chọn lối đi dành cho “người khuyết tật”.
thực trạng xã hội, Bài chọn lọc,
Con đường thành công của nhà độc tài được trải bằng chiến tranh và vũ khí quân sự.
thực trạng xã hội, Bài chọn lọc,
Nếu chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không suy tính cẩn thận, bạn sẽ dễ dàng bị lợi dụng.
thực trạng xã hội, Bài chọn lọc,
Hàng tỷ người trên thế giới nhìn cuộc đời qua lăng kính Facebook.
thực trạng xã hội, Bài chọn lọc,
Những đứa trẻ hồn nhiên, vô tư không nhận ra ảnh hưởng nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường sống.
thực trạng xã hội, Bài chọn lọc,
Thay vì thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý và an ninh xã hội, một số người lại lợi dụng chức vụ để kiếm lời cho mình.
thực trạng xã hội, Bài chọn lọc,
Những kẻ khủng bố giống như thần chết, coi mạng sống của con người như trò chơi điện tử.
thực trạng xã hội, Bài chọn lọc,
Thói ăn uống vô độ biến con người thành quái vật đáng sợ nhất hành tinh.
thực trạng xã hội, Bài chọn lọc,
Trái Đất đang bị ô nhiễm nặng nề là điều không thể phủ nhận, dù con người có tìm mọi cách để tô vẽ hay che giấu sự thật đó.
thực trạng xã hội, Bài chọn lọc,
Những người nghèo khổ có thể chống đỡ nhưng cũng có thể lật đổ quyền lực, địa vị của kẻ bề trên.
thực trạng xã hội, Bài chọn lọc,
Lời nói và mệnh lệnh của những kẻ cầm quyền chính là vũ khí nguy hiểm nhất
thực trạng xã hội, Bài chọn lọc,
Bức ảnh này lột tả thực tế đáng buồn trong xã hội, khi đồ bỏ đi của một số người có thể là món quà quý giá đối với nhiều người khác.
thực trạng xã hội, Bài chọn lọc,
Thực đơn dành cho người biểu tình không thể thiếu hơi cay
thực trạng xã hội, Bài chọn lọc,
Người ta dựng tượng đài tưởng nhớ các chiến sĩ anh dũng hy sinh trong chiến tranh mà quên mất rằng, phía sau đó là nỗi đau của những người bị mất đi người thân
thực trạng xã hội, Bài chọn lọc,
Những lời nói vàng ngọc trong quá khứ chỉ để ngắm.
thực trạng xã hội, Bài chọn lọc,
Thói vô cảm trong xã hội ngày càng đáng sợ. Thay vì đưa tay ra cứu giúp đồng loại, nhiều người lạnh lùng đứng ngoài hoặc thản nhiên với những “thành quả” họ kiếm được
Theo Zing.vn

Để lại cho con núi vàng núi bạc, không bằng giúp con dưỡng thành 7 thói quen này

Với tình yêu thương của mình, cha mẹ luôn muốn mang lại cho con những gì tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, để lại cho con gia tài bạc tỷ, không bằng giúp con dưỡng thành những thói quen tốt đẹp, giúp con vững bước trên đường đời.
Trước đây, từng một câu chuyện, kể rằng: Có 3 người cha thường xuyên đến một ngôi miếu nọ cầu phúc cho con cái. Cứ kiên trì thời gian dài như vậy, cuối cùng đã làm cảm động Bồ Tát. Có một ngày ba người họ đồng thời được Bồ Tát gợi ý, cho phép họ trong rất nhiều bảo vật, mỗi người được chọn một vật, mang về cho con.
Người cha thứ nhất chọn một cái bát bằng đá quý,
Người cha thứ hai chọn một cỗ xe ngựa quý,
Người cha thứ ba chọn một cung tên đúc bằng sắt.
Về sau, đứa trẻ có được chiếc bát bằng đá quý thì mỗi ngày rất ham thích ăn uống;
Đứa trẻ có được cỗ xe ngựa quý thì chỉ thích rong chơi trên phố;
Đứa trẻ có được cung tên thì thích cả ngày trên núi săn bắn.
Nhiều năm sau, cả ba người cha đều qua đời. Đứa trẻ thích ăn uống thì miệng ăn núi lở, cầm cái bát bằng đá quý xuống phố bán lấy tiền mặt, cuối cùng không còn lại gì phải cầm bát đi xin ăn; đứa trẻ suốt ngày rong chơi trên phố thì cuối cùng cũng phải bán xe ngựa, đổi lấy lương thực vất vả sống qua ngày; còn đứa trẻ thích săn thú thì kỹ thuật săn bắn ngày một công phu, thường xuyên khiêng con mồi về nhà, cả nhà nhờ đó mà có ăn có mặc.
Câu chuyện dân gian này giản dị nhưng lại có ngụ ý sâu xa: Làm cha mẹ, nếu chúng ta lưu lại cho con cái của cải để chúng tiêu xài, là không đáng tin cậy; chỉ có thể cấp cho con cái một kế sinh nhai, tính sáng tạo, mới là có trách nhiệm thực sự đối với chúng.
phụ nữ, Giáo dục, Gia đình, dạy con, con cái, cha mẹ, Bài chọn lọc,
Như vậy, cái gì là chúng ta có thể trao cho con cái, món quà gì có thể bảo đảm chúng cả đời hạnh phúc mạnh khỏe đây?
Món quà thứ nhất: Làm việc có kế hoạch
Làm việc có kế hoạch sẽ làm tốt công việc được giao, không để đến mức nước tới trôn mới nhảy. Có một số đứa trẻ trước mỗi kỳ thi rất lộn xộn, làm bài tập thì nửa vời, sáng sớm rời giường đến trường thường không tìm thấy tất, tiền tiêu vặt chưa đến cuối tháng đã không cánh mà bay… Nếu đứa trẻ có khiếm khuyết về phương diện này thì cha mẹ nhất định phải chỉ bảo chúng hiểu được tầm quan trọng của kế hoạch.
Đừng ngại cho trẻ chuẩn bị lịch trình cho ngày mai trước khi đi ngủ, cho trẻ chép ra dán lên tường để tiện thực hiện. Dưỡng thành thói quen tốt này, đứa trẻ tuyệt đối cả đời được lợi!
phụ nữ, Giáo dục, Gia đình, dạy con, con cái, cha mẹ, Bài chọn lọc,
Món quà thứ hai: Nói lời chân thật, đối xửa tử tế với người khác
Mỗi người đều nguyện ý mỉm cười khi gặp mặt nhau. Mỉm cười với người khác, chính là chân thành thân mật, khoan dung rộng lượng, người như vậy đi đến chỗ nào cũng được mọi người hoan nghênh. Cha mẹ phải dạy bảo con trẻ biết lễ phép. Ví như trong sinh hoạt hằng ngày thường nói “xin chào”, “cám ơn”, “xin lỗi”, quan tâm nhiều hơn với người khác… Lâu dần, đứa trẻ sẽ có thu hoạch về lễ tiết, nó chính là của cải của đời người.
Lại có một câu chuyện, kể rằng: Có một đứa trẻ mỗi ngày đến trường đều chủ động chào ông lão gác cổng. Những đứa trẻ khác đều không lễ phép như vậy, điều này khiến cho ông lão có ấn tượng sâu sắc với cậu bé. Có một ngày, tiếng chuông vào lớp đã vang lên, nhưng ông lão vẫn không thấy cậu bé kia đâu, không khỏi có chút bận tâm. Ông lão bèn đi ra đường nhìn thử thì bắt gặp một người đàn ông đang đứng đối diện đứa trẻ kéo đẩy, muốn kéo cậu bé vào xe của anh ta. Ông lão vội vàng bước tới, kịp thời ngăn cản hành vi xấu, giải cứu đứa trẻ. Có thể thấy rằng, chính là nhờ đứa trẻ bình thường rất lễ phép với ông lão, đã giúp mình được bảo mệnh!
phụ nữ, Giáo dục, Gia đình, dạy con, con cái, cha mẹ, Bài chọn lọc,
Món quà thứ ba: Việc của mình mình làm
Rất nhiều bậc cha mẹ sợ giao việc cho con trẻ làm, sợ đứa trẻ sẽ làm hỏng, nhưng mà ai lần đầu tiên làm việc mà không khỏi mơ mơ màng màng đây? Hãy thử cấp cho chúng một ít cơ hội, từ từ, bạn sẽ phát hiện năng lực của trẻ vượt quá sự tưởng tượng của bạn! Hãy giúp con trẻ dưỡng thành thói quen tốt “việc của mình mình làm”. Việc học hành phía trước con trẻ phải tự gánh vác, cha mẹ cần làm chính là buông tay.
Đặc biệt sau khi trẻ bước vào tiểu học, từ việc thức dậy, xếp chăn, sửa sang lại phòng, chuẩn bị sách vở, cha mẹ cũng đừng vì con mà làm thay. Cha mẹ có thể vì con mà tổ chức một “nghi lễ nhỏ” chúc mừng việc đại sự của con, sau đó nhắc nhở: “Con giờ đây đã vào tiểu học, đã là ‘người lớn nhỏ’, từ giờ cần phải việc của mình mình làm, cha mẹ tin tưởng con có thể làm tốt”.
phụ nữ, Giáo dục, Gia đình, dạy con, con cái, cha mẹ, Bài chọn lọc,
Món quà thứ tư: Thứ của người khác không thể lấy
Giúp con trẻ xây dựng ý thức sở hữu đồ vật, phân biệt ranh giới giữa mình và người khác. Nói với trẻ: “Đồ đạc của mình thì mình có thể sử dụng, nhưng mà thứ gì đó của người khác thì không thể lấy. Nếu muốn lấy của người khác thứ gì đó, nhất định phải được người khác đồng ý, không thể lấy trộm, cũng không thể muốn chiếm lấy”.
Món quà thứ 5: Tuân thủ thời gian
Sắp xếp hợp lý cuộc sống, quy định làm việc và nghỉ ngơi có thể tăng thêm ý thức trật tự của trẻ, tạo quan niệm về thời gian, nâng cao hiệu quả học tập. Nhưng khiến trẻ tuân theo thì cũng không phải việc dễ dàng.
Cha mẹ hãy lấy mình làm gương, đồng thời có thể thử đem quyền chủ động giao trong tay trẻ:“10 phút nữa con hãy tắt TV và đi học bài nhé!”“Ngủ tiếp 20 phút nữa là phải dậy đấy”. Từ từ, trẻ cũng sẽ không vì lười biếng mà mượn cớ không đi làm.
phụ nữ, Giáo dục, Gia đình, dạy con, con cái, cha mẹ, Bài chọn lọc,
Món quà thứ 6: Giữ gìn đức tính khiêm tốn, học hỏi người khác
Phát hiện thấy những ưu điểm của người khác, và học tập theo họ. Nói cho trẻ biết: “mỗi người đều có điểm mạnh của mình, chúng ta hãy nhìn vào ưu điểm của người khác để ngẫm lại mình, mình chẳng phải cũng có thể làm như vậy hay sao?”. Sau đó, giữ gìn đức tính khiêm tốn là rất cần thiết.
Từng có một đứa trẻ không dám giơ tay trả lời, nhưng bạn ngồi cùng bàn thì dũng cảm phát biểu, thường xuyên được thầy giáo khen ngợi. Đứa trẻ nghe theo lời mẹ dặn xin hỏi bạn cùng bàn “bí quyết”, người bạn hào phóng nói cho cậu biết: “Dù sao trả lời sai cũng không sao, thầy cô giáo sẽ không trách mắng chúng ta”. Đúng là những lời này khiến cậu suy nghĩ, dần dần, cậu bé cũng theo bạn cùng bàn mạnh dạn phát biểu, thành tích học tập cũng khá lên, tính khí cũng càng thấy vui tươi.
phụ nữ, Giáo dục, Gia đình, dạy con, con cái, cha mẹ, Bài chọn lọc,
Món quà thứ 7: Khi mắc lỗi phải nhìn lại bản thân mình
Đứa trẻ trong sinh hoạt làm sai, trong học tập làm sai, là việc thường thấy, làm thế nào để giúp trẻ lần sau không tiếp tục mắc lỗi này? Việc này cần phải giúp trẻ trong sai lầm phải nghĩ lại chính mình, để kịp thời sửa chữa.
Khi con trẻ làm sai thì cha mẹ không nên trách cứ con thêm, mà có thể hỏi lại: “Con biết mình làm sai ở chỗ nào không?”. Chờ trẻ sau khi trả lời, còn nghiêm túc giao hẹn với trẻ: “Chúng ta hãy nhớ kỹ lỗi này nhé, lần sau không tái phạm nữa nhé!”. Đối đãi với việc học tập cũng vậy, hiểu được trẻ sẽ kịp thời đúc kết, biết sửa lỗi sai, dần dần tiến bộ. Về lâu dài, điều này có thể đủ “may vá” lỗ hổng trí thức, giúp đứa trẻ học hành vững chắc.
Làm cha mẹ, chúng ta nhất định phải ghi nhớ:
Để lại cho con cái gia tài bạc tỷ, chính là không bằng trợ giúp con trẻ từ nhỏ dưỡng thành những thói quen tốt đẹp. Có thêm một thói quen tốt, đứa trẻ sẽ có thêm một phần tự tin; có thêm một thói quen tốt, con trẻ sẽ có thêm một cơ hội thành công; có thêm một thói quen tốt, các con sẽ có thêm năng lực để tận hưởng cuộc sống tốt đẹp này.
Bảo An, dịch từ kannewyork.comtinhhoa.net

7 thói quen của người có trí tuệ cảm xúc (EQ) cao

Trí tuệ cảm xúc là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công và hạnh phúc của mỗi người, giúp mỗi cá nhân xây dựng các mối quan hệ bền vững, tinh thông trong công việc chuyên môn, giải quyết vấn đề và quản lý cảm xúc hiệu quả. Rất rất nhiều những đặc điểm nói lên người đó có trí tuệ cảm xúc tốt hay không. Trí tuệ cảm xúc có thể rèn luyện thông qua hoạt động, thói quen hàng ngày. Dưới đây là một số điểm nổi bật của người có trí tuệ cảm xúc cao.
  1. Luôn tập trung vào mặt tích cực
Mặc dù vẫn ý thức được các tin xấu, những người có trí tuệ cảm xúc cao luôn có quyết định thông minh khi không dành quá nhiều thời gian và sức lực vào các vấn đề. Thay vào đó, họ tập trung nhìn vào mặt tích cực trong bất kỳ tình huống nào cũng như tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề phát sinh. Những người như thế luôn tập trung vào những gì họ có thể làm được hay kiểm soát được.
  1. Kết giao với những người suy nghĩ tích cực
Những người có trí tuệ cảm xúc cao không bao giờ dành quá nhiều thời gian lắng nghe những người hay phàn nàn cũng như có xu hướng tránh tiếp xúc với những người có suy nghĩ tiêu cực. Họ luôn ý thức được những người có suy nghĩ tiêu cực sẽ chỉ khiến họ phí phạm sức lực. Người có trí tuệ cảm xúc cao không để cho người khác làm chùn đi nhuệ khí của mình. Do người có trí tuệ cảm xúc cao luôn nhìn vào các giải pháp và các mặt tích cực trong mọi tình huống, những người có suy nghĩ tiêu cực sẽ sớm tránh xa họ vì những người tiêu cực chỉ muốn người khác cũng có suy nghĩ tiêu cực giống như họ.
Người có trí tuệ cảm xúc cao thường dành thời gian cho những người suy nghĩ tích cực và luôn nhìn vào mặt tươi sáng của cuộc sống. Bạn có thể dễ dàng nhận ra những người như thế vì học có xu hướng luôn tươi cười rất nhiều và thu hút những người tích cực khác. Sự ấm áp, cởi mở và thái độ quan tâm của họ khiến những người khác nhìn họ với ánh mắt tin tưởng hơn.
  1. Biết giữ giới hạn và quả quyết khi cần
Mặc dù bản chất thân thiện và cởi mở khiến cho những người có trí tuệ cảm xúc cao có vẻ như dễ bị khuất phục đối với một số người khác, nhưng họ thực sự là những người luôn biết giữ giới hạn rất quả quyết với bản thân khi cần thiết. Họ luôn thể hiện thái độ lịch sự, lòng tốt và sự chu đáo nhưng đồng thời cũng rất cứng rắn.
Họ không bao giờ tạo nên những kẻ thù không cần thiết. Trong những tình huống có khả năng xảy ra xung đột, cách xử sự của họ luôn có chừng mực, không thái quá, và được kiểm soát ở mức thích hợp với tình huống đó. Họ luôn nghĩ trước khi nói và cho bản thân thời gian để bình tĩnh lại khi cảm xúc đang ở trạng thái kích động. Người có trí tuệ cảm xúc cao luôn biết cách bảo vệ thời gian cũng như các cam kết của mình. Họ biết khi nào thì cần phải nói không.         
  1. Luôn suy nghĩ hướng về tương lai và bỏ qua quá khứ
Người có trí tuệ cảm xúc cao quá bận rộn suy nghĩ về các cơ hội trong tương lai đến nỗi họ không có nhiều thời gian cho những thứ không hiệu quả trong quá khứ. Họ luôn học hỏi từ các thất bại trong quá khứ và áp dụng những kinh nghiệm này vào các hành động trong tương lai.
  1. Luôn tìm cách làm cho cuộc sống trở nên vui vẻ, hạnh phúc và thú vị hơn
Dù cho là ở nơi làm việc, ở nhà hay với đi bạn bè, người có trí tuệ cảm xúc cao luôn biết điều gì làm họ cảm thấy hạnh phúc và luôn tìm cách để phát huy những điều ấy. Họ cảm thoải mái và mãn nguyện khi thấy những người khác hạnh phúc và thỏa mãn, và sẵn sàng làm mọi thứ có thể để đem lại cho người khác một ngày vui vẻ.
  1. Sử dụng năng lượng một cách thông minh
Không chỉ biết cách vượt qua quá khứ khi mọi chuyện diễn ra không suôn sẻ, người có trí tuệ cảm xúc cao còn có khả năng vượt qua những mâu thuẫn với người khác. Họ không để sự tức giận về cách người khác đối xử với họ chế ngự bản thân. Thay vào đó, họ đúc rút kinh nghiệm để tránh không cho việc ấy xảy ra một lần nữa. Châm ngôn sống của họ là: “Nếu bạn lừa tôi một lần, đó là sự xấu hổ đối với bạn, đến lần thứ hai, đó là sự xấu hổ cho chính bản thân tôi”. Mặc dù luôn biết bỏ qua và tha thứ, họ không bao giờ quên và rất khó bị lợi dụng lần thứ hai trong những tình huống tương tự.
  1. Không ngững học hỏi và phát triển hướng đến sự độc lập
Người có trí tuệ cảm xúc cao là những người học hỏi suốt cuộc đời, phát triển liên tục, luôn tiến hóa và cởi mở với các ý tưởng mới, cũng như luôn sẵn sàng học từ những người khác. Là người suy nghĩ thấu đáo kỹ càng, họ luôn cởi mở và sẵn sàng thay đổi nếu ai đó có một ý kiến tốt hơn. Mặc dù họ luôn cởi mở với các ý tưởng từ người khác và không ngừng thu thập thông tin mới, người có trí tuệ cảm xúc rất tin tưởng ở bản thân và phán quyết của chính mình trong việc quyết định đâu là lựa chọn tốt nhất cho bản thân.
Tác giả: Harvey Deutschendorf – Chuyên gia về trí tuệ cảm xúc